Những sai lầm trong tuyển dụng không chỉ khiến bộ phận nhân sự gặp phải rắc rối mà còn khiến công ty tốn kém rất nhiều chi phí. Để tránh những vấn đề như vậy, nhà tuyển dụng cần phải biết cách tạo chiến lược tuyển dụng vững chắc, hiệu quả.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà tuyển dụng là tìm kiếm và thuê thành công các ứng viên tài năng cho công ty. Chỉ cần một chút bất cẩn trong toàn bộ quá trình, bạn sẽ khiến công ty gặp vấn đề với chất lượng nguồn nhân lực và chi phí tuyển dụng. Thông kê của Bộ Lao động Mỹ cho thấy một lần tuyển dụng sai lầm có thể khiến doanh nghiệp mất tới 30% chi phí hàng năm cho một nhân viên chính thức.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng chuyên trang tuyển dụng https://goodcv.vn tìm hiểu 10 mẹo hữu ích để tạo ra chiến lược tuyển dụng vững chắc, sau đó áp dụng chúng vào thực tế để cải thiện chất lượng của bộ phận nhân sự cũng như nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhé.
Cách xây dựng chiến lược tuyển dụng
1. Đừng thu hẹp phạm vi tìm kiếm ứng viên
Theo Phó Chủ tịch của chuyên trang tuyển dụng Indeed, sai lầm phổ biến nhất mà các doanh nghiệp mắc phải là không tuyển dụng ứng viên từ nhiều nguồn khác nhau. Các số liệu tuyển dụng nên bao gồm những người ở độ tuổi bao nhiêu, hoàn cảnh, kinh nghiệm, giới tính và quê quán khác nhau. Điều quan trọng là mang lại sự đa dạng về tư tưởng và giữ cho doanh nghiệp tiến bộ.
2. Đặt mục tiêu tuyển dụng SMART
Mục tiêu SMART cho các chuyên gia nhân sự đại diện cho Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo lường được), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Liên quan) và Time-bound (Có thời hạn). Mục tiêu tuyển dụng SMART giúp bạn tuyển được những ứng viên tài năng hàng đầu, với chi phí tuyển dụng được tối ưu hóa và trong thời gian ngắn hơn.
3. Tránh viết mô tả công việc không thực tế
Mô tả công việc cần phải chân thực thay vì đề cập đến những nội dung không thực tế. Mô tả công việc nên đi thẳng vào vấn đề, không sử dụng hoặc lặp lại các từ ngữ vô nghĩa như tổ chức, quy trình, kinh doanh, thành công, v.v. Thay vào đó, bạn hãy xem qua các số liệu nghiên cứu chính thức của bộ phận và viết mô tả với từ khóa là những yêu cầu trình độ và kỹ năng bạn muốn ở ứng viên lý tưởng. Nếu bạn chưa biết cách viết mô tả công việc thu hút ứng viên thì hãy tham khảo Link Này để mang đến hiệu quả tuyển dụng như mong muốn.
4. Không ra quyết định tuyển dụng dựa trên ấn tượng đầu tiên
Cụm từ “ấn tượng đầu tiên” không phù hợp với kịch bản tuyển dụng tiêu chuẩn và đáng tin cậy. Ứng viên có thể quá do dự hoặc chuẩn bị quá nhiều cho một cuộc phỏng vấn và điều này thường dẫn đến một sự hiểu lầm về bản chất hoặc tiềm năng thực sự của họ. Vì vậy, là một nhà tuyển dụng, bạn phải luôn luôn tiến hành nhiều cuộc phỏng vấn và vòng đánh giá thay vì đưa ra những kết luận vội vàng, nhanh chóng.
5. Bao gồm yếu tố văn hóa doanh nghiệp trong tuyển dụng
Tuyển dụng thất bại không chỉ do một vấn đề duy nhất mà là kết quả của nhiều sai lầm cộng lại, trong đó bao gồm cả yếu tố con người. Nhà tuyển dụng cần phải biết mục tiêu tuyển dụng của mình là gì và làm nổi bật văn hóa doanh nghiệp khi trao đổi với ứng viên. Nếu bạn truyền đạt rõ ràng mong đợi, hầu hết các ứng viên không phù hợp sẽ không gửi CV để mất thời gian của cả 2 bên.
6. Đừng bỏ qua mạng xã hội
Ngày nay, thu hút ứng viên qua mạng xã hội có thể giúp cải thiện chất lượng tuyển dụng, dĩ nhiên điều kiện là kênh tuyển dụng trên mạng xã hội của bạn phải chuyên nghiệp và đáng tin cậy.
7. Công nghệ là đòn bẩy
Sử dụng các công nghệ mới không thể thay thế các nỗ lực và kỹ năng của con người nhưng chắc chắn nó có thể làm cho quá trình tuyển dụng dễ dàng hơn. Ví dụ, phần mềm tuyển dụng tự động có thể hỗ trợ sàng lọc và đánh giá ứng viên dựa trên các tiêu chuẩn bạn liệt kê từ trước, hợp lý hóa giao tiếp và đăng yêu cầu công việc trên các kênh khác nhau. Click Here để tìm hiểu và tham khảo đa dạng các công cụ, phần mềm hỗ trợ tuyển dụng giúp doanh nghiệp nhanh chóng tìm được nhân tài phù hợp.
8. Thu hút ứng viên
Nhà tuyển dụng không chỉ thu hút ứng viên bằng danh tiếng công ty hay mức lương mà còn qua cách cung cấp trải nghiệm cho họ. Trong đó, đáng chú ý là việc đưa ra phản hồi, thông báo cho ứng viên ngay cả khi họ không trứng tuyển. Điều này hạn chế đánh giá tiêu cực của ứng viên về công ty.
9. Nhận phản hồi của ứng viên
Những phản hồi từ ứng viên cũng là một phương pháp giúp nhà tuyển dụng tự đánh giá lại quy trình và cải thiện những phần cần thiết.
10. Không đăng công việc ở những kênh tuyển dụng không hiệu quả
Đăng một công việc ở cùng một kênh tuyển dụng sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp phải một kiểu ứng viên. Vì vậy, bạn có thể tận dụng nhiều kênh tuyển dụng liên quan để đa dạng hóa ứng viên và tìm ra những người tài năng, phù hợp.