Khi thị trường lao động ngày càng cạnh tranh, tìm được một công việc có thể là thách thức lớn đối với rất nhiều người lao động. Nếu bạn không biết đâu là việc làm phù hợp nhất với mình thì hãy thử tham khảo các ý kiến của chuyên gia để từ đó xác định chính xác những gì bạn cần và có thể làm khi tìm việc.
Đối với những người đã thất nghiệp một thời gian, bất kỳ lời mời làm việc nào cũng đáng được trân trọng. Do đó, nhiều người gần như đồng ý đi làm ngay lập tức, bất chấp công việc đó có yêu cầu gì, điều kiện làm việc ra sao. Sự vội vàng này có thể khiến bạn nhanh chóng phải trả giá, thậm chí nó còn tốn kém hơn so với việc dành thêm thời gian để tìm việc. Vì vậy, để tránh đưa ra quyết định sai lầm, bạn hãy cùng chuyên trang tuyển dụng https://goodcv.vn tìm hiểu các biện pháp hữu ích dưới đây.
Phương pháp tìm việc làm phù hợp nhất cho ứng viên
Khi tìm công việc mới một cách vội vàng, không phù hợp với bạn, bạn có thể sẽ chán nản và sớm từ bỏ hoặc tệ hơn là bị sa thải. Điều này trở thành một hạn chế trong CV của bạn khi tìm công việc mới. Bên cạnh đó, làm một công việc tồi tệ có thể gây thiệt hại cho bạn cả về thể chất và tinh thần. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này?
1. Làm rõ các ưu tiên
Khi bắt đầu tìm việc, bạn hãy lập danh sách các thuộc tính công việc theo mức độ ưu tiên, theo thứ tự các khía cạnh quan trọng nhất đối với bạn. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định của bạn bao gồm bản thân vị trí công việc đó, môi trường làm việc, lịch sử và sự ổn định của công ty, cơ hội phát triển và thăng tiến, loại công việc, quy mô nhóm, khách hàng tiêu biểu, v.v. Xác định ít nhất 3 tiêu chí quan trọng nhất của bạn và coi đó là căn cứ để lựa chọn công việc.
2. Tự nhận thức về bản thân
Bạn đã từng đi làm ở các vị trí khác thì bạn phải biết năng lực của bản thân như thế nào, các điểm mạnh và điểm yếu, v.v. Nói cách khác, mặc dù bạn có thể có bộ kỹ năng để hoàn thành công việc một cách hiệu quả thì đó cũng không phải là chỉ số quan trọng nhất để nhà tuyển dụng nhận ra rằng bạn phù hợp với vị trí họ đang tuyển. Kiến thức, trình độ và kinh nghiệm dĩ nhiên đều quan trọng nhưng tính cách của bạn, sự tương thích với môi trường và văn hóa công ty thậm chí còn quan trọng hơn. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu những thông tin liên quan đến văn hóa doanh nghiệp bằng cách truy cập vào https://goodcv.vn/blog/van-hoa-doi-song-nci24 trước khi phỏng vấn để xem mình có thực sự phù hợp hay không nhé.
Các chuyên gia nhân sự cho rằng rất nhiều nhân viên bị sa thải vì hành vi của họ chứ không phải do kỹ năng hay trình độ. Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, điều bắt buộc là bạn phải thể hiện sự tự nhận thức sâu sắc và hiểu biết về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Cách suy nghĩ và giao tiếp cũng như cách bạn điều chỉnh khi tương tác với người khác sẽ tạo ra sự khác biệt. Nếu bạn có thể làm điều này một cách hiệu quả, bạn sẽ là một ứng viên nổi bật.
Dưới đây là 2 câu hỏi để người tìm việc xử lý khi suy nghĩ xem có nên lựa chọn cơ hội công việc hay không:
•Tôi có thực sự muốn làm công việc này không?
•Môi trường công việc được tạo nên từ phong cách quản lý nào? Hãy xem cách nhà tuyển dụng, trưởng bộ phận, v.v. tương tác với nhân viên trong công ty. Nếu môi trường làm việc đầy sự bình tĩnh, tự tin, tin tưởng, thẳng thắn và cởi mở thì đó có thể là điểm cộng.
3. Tập trung đánh giá nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
Khi người phỏng vấn trao cho bạn quyền đặt câu hỏi, đó là cơ hội để bạn thể hiện về bản thân như một ứng viên xuất sắc, đồng thời cũng cho phép đánh giá nhà tuyển dụng qua câu trả lời của họ. Đó là lý do tại sao bạn không nên chỉ hỏi những câu về tiền lương hay phúc lợi. Cách tốt nhất là bạn hặt câu hỏi về công ty, công việc và đội ngũ nhân viên. Bạn cũng có thể đề nghị họ nói rõ hơn hoặc đưa ra một ví dụ.
Lúc này, có một mẹo mà bạn có thể áp dụng để đánh giá: Nếu câu trả lời của nhà tuyển dụng được đưa ra trong thời gian dài, có nhiều chỗ lắt léo thì nghĩa là những gì họ nói có vẻ không thực sự đáng tin cậy.
4. Sử dụng kinh nghiệm để ra quyết định
Trong rất nhiều trường hợp, kinh nghiệm có thể giúp bạn ra quyết định sáng suốt nhất. Bạn hãy dùng kinh nghiệm của mình để so sánh và đánh giá. Nếu bạn nghỉ việc tại công ty cũ vì những vấn đề không thể thỏa hiệp thì hãy thử tìm kiếm các dấu hiệu tương tự ở công ty mới. Ngoài ra, cái gọi là “trực giác” cũng có thể sẽ hữu ích khi tìm việc. Thông qua đó bạn sẽ tự cảm nhận được mình có phù hợp với môi trường làm việc của công ty không.
Đừng để cho thị trường việc làm cạnh tranh chiếm lĩnh hy vọng cho tương lai của bạn. Hãy kiên nhẫn, tỉ mỉ, có phương pháp và làm theo những lời khuyên này để đảm bảo bạn sẽ nổi bật trong một cuộc phỏng vấn và tìm được công việc tại một công ty phù hợp. Bạn hãy tiếp thu lời khuyên và hãy bắt tay vào tìm hiểu việc làm theo ngành nghề cụ thể để ứng tuyển nhanh chóng Tại đây.